ออฟไลน์ด้วยแอป Player FM !
Tên lửa siêu thanh Orechnik: Trò chơi leo thang xung đột của tổng thống Nga Putin
Manage episode 452408340 series 1455067
Ngày 21/11/2024, quân đội Nga lần đầu tiên đã phóng tên lửa loại « Orechnik » nhằm vào thành phố Dnipro của Ukraina. Theo một số chuyên gia, với hành động này, tổng thống Vladimir Putin đưa ra một thách thức leo thang rất rõ ràng đối với phương Tây : Quý vị đã sẵn sàng hay chưa để Nga tấn công các cơ sở của NATO ở bất kỳ nơi nào tại châu Âu bằng các loại tên lửa siêu thanh mà quý vị không có ?
Theo Le Monde, đây là lần đầu tiên trong lịch sử hạt nhân quân sự, Nga sử dụng một tên lửa đạn đạo tầm trung (IRBM), được thiết kế để mang đầu đạn hạt nhân trên chiến trường Ukraina. Tên lửa mới mang tên « Orechnik », có tầm bắn nằm trong khoảng từ 2000-3000 km.
« Orechnik » : Đòn phủ đầu bất ngờ
Chuyên gia Heloise Fayet, phụ trách chương trình nghiên cứu về Răn đe và Phổ biến Hạt nhân, Trung tâm Nghiên cứu An ninh, Viện Quan hệ Quốc tế Pháp (IFRI), trên đài phát thanh France Culture giải thích đây là một phiên bản cải biên từ loại tên lửa cũ RS-26, từng được Nga phát triển trong những năm 2010, nhưng chương trình đã bị đình lại do quá tốn kém:
« Điều thú vị ở đây là loại tên lửa này đã bị cấm trong từ năm 1987 đến năm 2019, nhờ vào Hiệp ước Lực lượng Hạt nhân Tầm trung (INF). Văn bản được ký kết giữa Hoa Kỳ và Liên Xô sau cuộc khủng hoảng tên lửa châu Âu (1977 – 1987). Vụ căng thẳng nổi tiếng này lại gia tăng giữa Mỹ và Liên Xô tại châu Âu sau khi Nga phát triển và bố trí một số loại tên lửa nhằm đáp trả việc Mỹ cho lắp tên lửa Pershing tại châu lục này.
Hai đại cường thời kỳ đó nhận ra rằng việc trang bị các loại tên lửa đạn đạo có tầm bắn từ 500 đến 5.500 km tạo ra một sự mơ hồ chiến lược, bởi vì một điểm tại châu Âu đã nằm trong tầm bắn từ lãnh thổ Liên Xô, và do vậy loại tên lửa này đã bị cấm. Tuy nhiên, trong những năm 2010, Nga đã quyết định tái khởi động một số chương trình vũ khí. Kế hoạch bị Mỹ phát hiện và ông Donald Trump năm 2019 đã quyết định rút khỏi Hiệp ước INF và sau đó là đến lượt Nga. »
Đương nhiên, đòn phủ đầu này của Nga đã mang lại niềm hân hoan cho những người theo đường lối cứng rắn tại Matxcơva. Còn tại các thủ đô phương Tây, hành động này của Nga đã gây bất ngờ và là một bước rẽ quan trọng trong cuộc chiến tranh Ukraina. Hành động này có thể được xem như là một thách thức từ ông Putin, theo đó, NATO không đủ sức để đối phó với các loại tên lửa « siêu thanh » của Nga mà phương Tây không hề có.
Chiến lược leo thang căng thẳng
Về điểm này, Ian Proud, một nhà cựu ngoại giao Anh, am tường về Nga, trên trang Responsible Statecraft (27/11/2024) đánh giá rằng phương Tây đang hiểu sai về chiến lược của Nga. Tại mỗi thời điểm quan trọng trong một thập kỷ qua, Nga tìm cách thống trị leo thang, một khái niệm Chiến Tranh Lạnh, theo đó, một quốc gia có thể kiềm chế xung đột tốt nhất và tránh leo thang nếu họ thống trị ở mỗi bậc leo thang liên tiếp, cho đến nấc sau cùng là bậc thang hạt nhân.
Chiến lược này đã được Nga áp dụng kể từ khi nổ ra khủng hoảng Ukraina năm 2014. Việc sáp nhập bán đảo Crimée năm 2014 và cuộc chiến xâm lược Ukraina tháng 02/2022 là bước leo thang lớn mà NATO đã không đối đầu trực diện. Chiến lược này cũng được Nga thực hiện trong lĩnh vực ngoại giao. Người ta còn nhớ năm 2017, Matxcơva leo thang căng thẳng với Washington khi trục xuất 755 nhân viên ngoại giao Mỹ. Khi cho leo thang quá mức, Nga đánh cược rằng đối thủ của mình sẽ không sẵn sàng bước thêm một nấc thang nữa.
Tại Matxcơva, có một quan điểm cứng rắn, được củng cố bởi chủ nghĩa tuần tiến của Joe Biden, cho rằng khi có căng thẳng, Nga sẽ luôn vượt trội hơn một liên minh phương Tây chia rẽ và yếu kém về mặt đạo đức. Bởi một lẽ dễ hiểu là Nga có thứ mà phương Tây không có : Quyền lực tối cao và Ý chí chính trị, để có thể đơn phương hành động.
Ông Putin đã bị những người theo đường lối cứng rắn chỉ trích là đã không phản ứng trước việc phương Tây tăng cường viện trợ quân sự cho Ukraina. Do vậy, việc Nga phóng một tên lửa siêu thanh Orechnik vào một cơ sở vũ khí kiên cố của Ukraina tại Dnipro đúng là đã đánh dấu một bước leo thang mới, bởi vì đây là lần đầu tiên tên lửa đạn đạo tầm trung được sử dụng trên chiến trường.
« Orechnik » : Ngưỡng hạt nhân không bị phá vỡ
Theo ông Ian Proud, hành động này của Matxcơva mang nhiều ý nghĩa quan trọng, vì một số lý do. Thứ nhất, việc sử dụng tên lửa « Orechnik » cho thấy một sự leo thang mới về khả năng hủy diệt. Thiệt hại gây ra từ cuộc không kích này dường như lớn hơn đáng kể so với các cuộc tấn công thông thường khác.
Về điểm này, nhà nghiên cứu Heloise Fayet, lưu ý rằng, điều thú vị ở đây, không phải ở điểm tên lửa có thể mang đầu đạn hạt nhân, mà là việc chúng có thể mang nhiều đầu đạn thông thường cùng một lúc. Trên đài phát thanh France Culture, nữ chuyên gia Pháp giải thích tiếp:
« Giới chức Nga rất rõ ràng về chủ đề này. Mục tiêu của họ với loại tên lửa đạn đạo tầm trung là sử dụng nhiều đầu đạn cùng lúc và tiến hành bắn hàng loạt để có thể tiếp cận bằng tên lửa quy ước nhiều địa điểm mà trước đây chỉ có thể thực hiện bằng vũ khí hạt nhân, và do vậy cho phép tấn công dễ dàng hơn nhiều.
Bởi vì, với một loại vũ khí quy ước như vậy, quý vị không vi phạm điều cấm kỵ về hạt nhân, và do vậy tấn công dễ dàng hơn nhiều các mục tiêu tại Ukraina, hay, tại sao không, ở Ba Lan, Rumani hay các nước vùng Baltic ? Điều này đặt ra câu hỏi : Chúng ta sẽ phản ứng thế nào, đặc biệt là NATO hay Pháp, trước một cuộc tấn công nhằm vào các địa điểm cho đến giờ được cho là khó thể bị nhắm đến ? »
Thứ hai, theo ông Ian Proud, một ngày sau cuộc không kích, tổng thống Nga, trong bài phát biểu trước toàn dân, đã cẩn thận mô tả đây là « một cuộc thử nghiệm », đồng thời khẳng định tên lửa « Orechnik » có một khả năng triển khai vượt xa năng lực các loại tên lửa mà các cường quốc phương Tây cho phép Ukraina sử dụng để oanh kích sâu vào lãnh thổ Nga như ATACMS hay Storm Shadow. Nguyên thủ Nga còn để ngỏ cánh cửa cho các « cuộc thử nghiệm » tiếp theo của Orechnik.
« Orechnik » làm lộ rõ điểm yếu của châu Âu
Trong bài phát biểu, tổng thống Nga khẳng định, phương Tây chưa có một phương tiện nào để chống lại một kiểu oanh kích như ngày 21/11. Với tốc độ Mach 10, tức khoảng từ 2,5 -3 km/giây, chưa có một hệ thống phòng không nào hiện có trên thế giới, kể cả các hệ thống phòng không Mỹ bố trí tại châu Âu có thể bắn chặn. Một thông tin phần nào cũng được nhà nghiên cứu Heloise Faye, thừa nhận trên làn sóng France Culture ngày 25/11/2024:
« Có một số hệ thống phòng không có khả năng bắn chặn loại tên lửa này, đặc biệt là hệ thống THAAD. Đây là hệ thống tên lửa của Mỹ và được nước này triển khai gần đây ở Israel để bảo vệ lãnh thổ Israel trước một cuộc tấn công của Iran. Vấn đề là hệ thống phòng không này cực kỳ đắt và có rất ít. Quả thật, nghĩ đến một dạng Vòm Sắt giống như hệ thống vũ khí được bố trí ở Israel trên lãnh thổ châu Âu hoàn toàn là một điều ảo tưởng. »
Cuộc « thử nghiệm » của Nga đang đặt Hoa Kỳ, Vương quốc Anh và Pháp trong thế phải đối mặt với việc đưa Ukraina vào một tình huống mà một loại vũ khí có sức tàn phá lớn hơn có thể được sử dụng để chống phá các mục tiêu chiến lược hoặc trên chiến trường.
Cuối cùng, phạm vi tấn công của Orechnik lớn hơn gấp 16 lần so với tên lửa ATACMS và Storm Shadow. Điều này đặt bất kỳ mục tiêu nào của NATO trong tầm bắn của cuộc tấn công thông thường. Theo nhiều nguồn tin từ Nga, trong cuộc không kích hôm 21/11, Nga đã phá hủy cơ sở vũ khí Yuzhmash, được xây dựng từ thời Liên Xô cũ, nằm sâu dưới lòng đất để tránh bị tấn công. Đây dường như là nơi được hãng vũ khí Rheinmetall của Đức sử dụng để sửa chữa xe tăng Leopard và Ukraina dùng làm cơ sở để sản xuất drone tầm xa.
Thế nên, với việc lần đầu tiên dùng vũ khí đạn đạo tầm trung không kích Ukraina, ông Putin đã gởi đi một thông điệp rất rõ ràng đến các nhà hoạch định chiến lược quân sự của Mỹ và Anh Quốc, những nước ủng hộ việc triển khai ATACMS, hay Storm Shadow, rằng mục tiêu cụ thể sắp tới rất có thể sẽ là NATO.
Leo thang xung đột : Mỹ có sẽ phản ứng ?
Dù vậy, nhà nghiên cứu tại IFRI lưu ý thêm rằng, chi phí để sản xuất một loại tên lửa như vậy rất tốn kém, ước tính lên đến hàng chục triệu euro, phải mất nhiều năm để sản xuất và Nga hiện chỉ sở hữu một số lượng rất hạn chế, nhất là vẫn còn đang trong giai đoạn « thử nghiệm » như tuyên bố của nguyên thủ quốc gia Nga.
Trong cuộc leo thang xung đột giữa Nga và Phương Tây, liệu tổng thống Nga có đi đến nấc sau cùng là dùng đến vũ khí nguyên tử hay không ? Chuyên gia Heloise Fayet cho biết lập trường của bà:
« Theo tôi, nguy cơ sử dụng vũ khí nguyên tử là cực kỳ thấp, ngay cả khi chúng ta nói đến vũ khí hạt nhân của Mỹ, Bắc Triều Tiên, Nga… Tôi cho rằng Vladimir Putin đang tìm cách chứng tỏ rằng ông có nhiều giải pháp thay thế hơn là một cuộc tấn công hạt nhân, bởi vì ông biết rằng vũ khí hạt nhân đã không được dùng đến từ năm 1945 và thật không may là hiện nay, Nga không còn trong thế yếu trên chiến trường Ukraina.
Ông Putin cũng thấy rõ là tại châu Âu và Mỹ đang có nhiều cuộc tranh luận, rồi việc ông Trump sắp trở lại cầm quyền, về nguyên tắc, là ít hậu thuẫn Ukraina hơn, và do vậy, ông ấy thật sự cũng chẳng được lợi gì nếu bị cộng đồng quốc tế gạt ra bên lề, nhất là có thể gây mâu thuẫn với đối tác Trung Quốc, vốn luôn thận trọng trong việc sử dụng vũ khí nguyên tử.
Ngược lại, ông ấy sẽ tìm cách đẩy lùi dần ngưỡng sử dụng vũ khí hạt nhân khi đánh cược trên cả hai vế : Một mặt, bằng cách cho phát triển các phương tiện tấn công sâu theo quy ước, có thể cho phép ông đạt được mục tiêu chính trị nhưng không vi phạm điều cấm kỵ về hạt nhân, và mặt khác, bằng cách luôn đưa ra báo động về việc ông ấy điều chỉnh học thuyết răn đe hạt nhân Nga, để cho thấy mối đe dọa hạt nhân vẫn luôn còn đó.
Một lần nữa, ông Putin có sẵn nhiều lựa chọn thay thế, kể cả tấn công mạng và nhất là, tại sao không, sử dụng vũ khí hóa học tấn công sâu để đẩy lui việc sử dụng vũ khí hạt nhân ».
Về phía Mỹ, vào lúc sắp hết nhiệm kỳ tổng thống, liệu ông Biden có quyết định sẵn sàng leo thang quá mức với Putin hay không ? Điều này đòi hỏi vị tổng thống sắp mãn nhiệm phải mở rộng một cách ồ ạt, quy mô và phạm vi của các hệ thống vũ khí của Hoa Kỳ có thể được sử dụng ở Ukraina. Tuy nhiên, Ian Proud nhắc nhở, quân đội Mỹ vẫn chưa có một hệ thống tương đương đang hoạt động như Orechnik. Sắp đến ngày chính thức bước vào Nhà Trắng, liệu rằng Donald Trump có sẽ quyết định mở kho vũ khí hay không, đây vẫn còn là một điều đáng ngờ !
51 ตอน
Manage episode 452408340 series 1455067
Ngày 21/11/2024, quân đội Nga lần đầu tiên đã phóng tên lửa loại « Orechnik » nhằm vào thành phố Dnipro của Ukraina. Theo một số chuyên gia, với hành động này, tổng thống Vladimir Putin đưa ra một thách thức leo thang rất rõ ràng đối với phương Tây : Quý vị đã sẵn sàng hay chưa để Nga tấn công các cơ sở của NATO ở bất kỳ nơi nào tại châu Âu bằng các loại tên lửa siêu thanh mà quý vị không có ?
Theo Le Monde, đây là lần đầu tiên trong lịch sử hạt nhân quân sự, Nga sử dụng một tên lửa đạn đạo tầm trung (IRBM), được thiết kế để mang đầu đạn hạt nhân trên chiến trường Ukraina. Tên lửa mới mang tên « Orechnik », có tầm bắn nằm trong khoảng từ 2000-3000 km.
« Orechnik » : Đòn phủ đầu bất ngờ
Chuyên gia Heloise Fayet, phụ trách chương trình nghiên cứu về Răn đe và Phổ biến Hạt nhân, Trung tâm Nghiên cứu An ninh, Viện Quan hệ Quốc tế Pháp (IFRI), trên đài phát thanh France Culture giải thích đây là một phiên bản cải biên từ loại tên lửa cũ RS-26, từng được Nga phát triển trong những năm 2010, nhưng chương trình đã bị đình lại do quá tốn kém:
« Điều thú vị ở đây là loại tên lửa này đã bị cấm trong từ năm 1987 đến năm 2019, nhờ vào Hiệp ước Lực lượng Hạt nhân Tầm trung (INF). Văn bản được ký kết giữa Hoa Kỳ và Liên Xô sau cuộc khủng hoảng tên lửa châu Âu (1977 – 1987). Vụ căng thẳng nổi tiếng này lại gia tăng giữa Mỹ và Liên Xô tại châu Âu sau khi Nga phát triển và bố trí một số loại tên lửa nhằm đáp trả việc Mỹ cho lắp tên lửa Pershing tại châu lục này.
Hai đại cường thời kỳ đó nhận ra rằng việc trang bị các loại tên lửa đạn đạo có tầm bắn từ 500 đến 5.500 km tạo ra một sự mơ hồ chiến lược, bởi vì một điểm tại châu Âu đã nằm trong tầm bắn từ lãnh thổ Liên Xô, và do vậy loại tên lửa này đã bị cấm. Tuy nhiên, trong những năm 2010, Nga đã quyết định tái khởi động một số chương trình vũ khí. Kế hoạch bị Mỹ phát hiện và ông Donald Trump năm 2019 đã quyết định rút khỏi Hiệp ước INF và sau đó là đến lượt Nga. »
Đương nhiên, đòn phủ đầu này của Nga đã mang lại niềm hân hoan cho những người theo đường lối cứng rắn tại Matxcơva. Còn tại các thủ đô phương Tây, hành động này của Nga đã gây bất ngờ và là một bước rẽ quan trọng trong cuộc chiến tranh Ukraina. Hành động này có thể được xem như là một thách thức từ ông Putin, theo đó, NATO không đủ sức để đối phó với các loại tên lửa « siêu thanh » của Nga mà phương Tây không hề có.
Chiến lược leo thang căng thẳng
Về điểm này, Ian Proud, một nhà cựu ngoại giao Anh, am tường về Nga, trên trang Responsible Statecraft (27/11/2024) đánh giá rằng phương Tây đang hiểu sai về chiến lược của Nga. Tại mỗi thời điểm quan trọng trong một thập kỷ qua, Nga tìm cách thống trị leo thang, một khái niệm Chiến Tranh Lạnh, theo đó, một quốc gia có thể kiềm chế xung đột tốt nhất và tránh leo thang nếu họ thống trị ở mỗi bậc leo thang liên tiếp, cho đến nấc sau cùng là bậc thang hạt nhân.
Chiến lược này đã được Nga áp dụng kể từ khi nổ ra khủng hoảng Ukraina năm 2014. Việc sáp nhập bán đảo Crimée năm 2014 và cuộc chiến xâm lược Ukraina tháng 02/2022 là bước leo thang lớn mà NATO đã không đối đầu trực diện. Chiến lược này cũng được Nga thực hiện trong lĩnh vực ngoại giao. Người ta còn nhớ năm 2017, Matxcơva leo thang căng thẳng với Washington khi trục xuất 755 nhân viên ngoại giao Mỹ. Khi cho leo thang quá mức, Nga đánh cược rằng đối thủ của mình sẽ không sẵn sàng bước thêm một nấc thang nữa.
Tại Matxcơva, có một quan điểm cứng rắn, được củng cố bởi chủ nghĩa tuần tiến của Joe Biden, cho rằng khi có căng thẳng, Nga sẽ luôn vượt trội hơn một liên minh phương Tây chia rẽ và yếu kém về mặt đạo đức. Bởi một lẽ dễ hiểu là Nga có thứ mà phương Tây không có : Quyền lực tối cao và Ý chí chính trị, để có thể đơn phương hành động.
Ông Putin đã bị những người theo đường lối cứng rắn chỉ trích là đã không phản ứng trước việc phương Tây tăng cường viện trợ quân sự cho Ukraina. Do vậy, việc Nga phóng một tên lửa siêu thanh Orechnik vào một cơ sở vũ khí kiên cố của Ukraina tại Dnipro đúng là đã đánh dấu một bước leo thang mới, bởi vì đây là lần đầu tiên tên lửa đạn đạo tầm trung được sử dụng trên chiến trường.
« Orechnik » : Ngưỡng hạt nhân không bị phá vỡ
Theo ông Ian Proud, hành động này của Matxcơva mang nhiều ý nghĩa quan trọng, vì một số lý do. Thứ nhất, việc sử dụng tên lửa « Orechnik » cho thấy một sự leo thang mới về khả năng hủy diệt. Thiệt hại gây ra từ cuộc không kích này dường như lớn hơn đáng kể so với các cuộc tấn công thông thường khác.
Về điểm này, nhà nghiên cứu Heloise Fayet, lưu ý rằng, điều thú vị ở đây, không phải ở điểm tên lửa có thể mang đầu đạn hạt nhân, mà là việc chúng có thể mang nhiều đầu đạn thông thường cùng một lúc. Trên đài phát thanh France Culture, nữ chuyên gia Pháp giải thích tiếp:
« Giới chức Nga rất rõ ràng về chủ đề này. Mục tiêu của họ với loại tên lửa đạn đạo tầm trung là sử dụng nhiều đầu đạn cùng lúc và tiến hành bắn hàng loạt để có thể tiếp cận bằng tên lửa quy ước nhiều địa điểm mà trước đây chỉ có thể thực hiện bằng vũ khí hạt nhân, và do vậy cho phép tấn công dễ dàng hơn nhiều.
Bởi vì, với một loại vũ khí quy ước như vậy, quý vị không vi phạm điều cấm kỵ về hạt nhân, và do vậy tấn công dễ dàng hơn nhiều các mục tiêu tại Ukraina, hay, tại sao không, ở Ba Lan, Rumani hay các nước vùng Baltic ? Điều này đặt ra câu hỏi : Chúng ta sẽ phản ứng thế nào, đặc biệt là NATO hay Pháp, trước một cuộc tấn công nhằm vào các địa điểm cho đến giờ được cho là khó thể bị nhắm đến ? »
Thứ hai, theo ông Ian Proud, một ngày sau cuộc không kích, tổng thống Nga, trong bài phát biểu trước toàn dân, đã cẩn thận mô tả đây là « một cuộc thử nghiệm », đồng thời khẳng định tên lửa « Orechnik » có một khả năng triển khai vượt xa năng lực các loại tên lửa mà các cường quốc phương Tây cho phép Ukraina sử dụng để oanh kích sâu vào lãnh thổ Nga như ATACMS hay Storm Shadow. Nguyên thủ Nga còn để ngỏ cánh cửa cho các « cuộc thử nghiệm » tiếp theo của Orechnik.
« Orechnik » làm lộ rõ điểm yếu của châu Âu
Trong bài phát biểu, tổng thống Nga khẳng định, phương Tây chưa có một phương tiện nào để chống lại một kiểu oanh kích như ngày 21/11. Với tốc độ Mach 10, tức khoảng từ 2,5 -3 km/giây, chưa có một hệ thống phòng không nào hiện có trên thế giới, kể cả các hệ thống phòng không Mỹ bố trí tại châu Âu có thể bắn chặn. Một thông tin phần nào cũng được nhà nghiên cứu Heloise Faye, thừa nhận trên làn sóng France Culture ngày 25/11/2024:
« Có một số hệ thống phòng không có khả năng bắn chặn loại tên lửa này, đặc biệt là hệ thống THAAD. Đây là hệ thống tên lửa của Mỹ và được nước này triển khai gần đây ở Israel để bảo vệ lãnh thổ Israel trước một cuộc tấn công của Iran. Vấn đề là hệ thống phòng không này cực kỳ đắt và có rất ít. Quả thật, nghĩ đến một dạng Vòm Sắt giống như hệ thống vũ khí được bố trí ở Israel trên lãnh thổ châu Âu hoàn toàn là một điều ảo tưởng. »
Cuộc « thử nghiệm » của Nga đang đặt Hoa Kỳ, Vương quốc Anh và Pháp trong thế phải đối mặt với việc đưa Ukraina vào một tình huống mà một loại vũ khí có sức tàn phá lớn hơn có thể được sử dụng để chống phá các mục tiêu chiến lược hoặc trên chiến trường.
Cuối cùng, phạm vi tấn công của Orechnik lớn hơn gấp 16 lần so với tên lửa ATACMS và Storm Shadow. Điều này đặt bất kỳ mục tiêu nào của NATO trong tầm bắn của cuộc tấn công thông thường. Theo nhiều nguồn tin từ Nga, trong cuộc không kích hôm 21/11, Nga đã phá hủy cơ sở vũ khí Yuzhmash, được xây dựng từ thời Liên Xô cũ, nằm sâu dưới lòng đất để tránh bị tấn công. Đây dường như là nơi được hãng vũ khí Rheinmetall của Đức sử dụng để sửa chữa xe tăng Leopard và Ukraina dùng làm cơ sở để sản xuất drone tầm xa.
Thế nên, với việc lần đầu tiên dùng vũ khí đạn đạo tầm trung không kích Ukraina, ông Putin đã gởi đi một thông điệp rất rõ ràng đến các nhà hoạch định chiến lược quân sự của Mỹ và Anh Quốc, những nước ủng hộ việc triển khai ATACMS, hay Storm Shadow, rằng mục tiêu cụ thể sắp tới rất có thể sẽ là NATO.
Leo thang xung đột : Mỹ có sẽ phản ứng ?
Dù vậy, nhà nghiên cứu tại IFRI lưu ý thêm rằng, chi phí để sản xuất một loại tên lửa như vậy rất tốn kém, ước tính lên đến hàng chục triệu euro, phải mất nhiều năm để sản xuất và Nga hiện chỉ sở hữu một số lượng rất hạn chế, nhất là vẫn còn đang trong giai đoạn « thử nghiệm » như tuyên bố của nguyên thủ quốc gia Nga.
Trong cuộc leo thang xung đột giữa Nga và Phương Tây, liệu tổng thống Nga có đi đến nấc sau cùng là dùng đến vũ khí nguyên tử hay không ? Chuyên gia Heloise Fayet cho biết lập trường của bà:
« Theo tôi, nguy cơ sử dụng vũ khí nguyên tử là cực kỳ thấp, ngay cả khi chúng ta nói đến vũ khí hạt nhân của Mỹ, Bắc Triều Tiên, Nga… Tôi cho rằng Vladimir Putin đang tìm cách chứng tỏ rằng ông có nhiều giải pháp thay thế hơn là một cuộc tấn công hạt nhân, bởi vì ông biết rằng vũ khí hạt nhân đã không được dùng đến từ năm 1945 và thật không may là hiện nay, Nga không còn trong thế yếu trên chiến trường Ukraina.
Ông Putin cũng thấy rõ là tại châu Âu và Mỹ đang có nhiều cuộc tranh luận, rồi việc ông Trump sắp trở lại cầm quyền, về nguyên tắc, là ít hậu thuẫn Ukraina hơn, và do vậy, ông ấy thật sự cũng chẳng được lợi gì nếu bị cộng đồng quốc tế gạt ra bên lề, nhất là có thể gây mâu thuẫn với đối tác Trung Quốc, vốn luôn thận trọng trong việc sử dụng vũ khí nguyên tử.
Ngược lại, ông ấy sẽ tìm cách đẩy lùi dần ngưỡng sử dụng vũ khí hạt nhân khi đánh cược trên cả hai vế : Một mặt, bằng cách cho phát triển các phương tiện tấn công sâu theo quy ước, có thể cho phép ông đạt được mục tiêu chính trị nhưng không vi phạm điều cấm kỵ về hạt nhân, và mặt khác, bằng cách luôn đưa ra báo động về việc ông ấy điều chỉnh học thuyết răn đe hạt nhân Nga, để cho thấy mối đe dọa hạt nhân vẫn luôn còn đó.
Một lần nữa, ông Putin có sẵn nhiều lựa chọn thay thế, kể cả tấn công mạng và nhất là, tại sao không, sử dụng vũ khí hóa học tấn công sâu để đẩy lui việc sử dụng vũ khí hạt nhân ».
Về phía Mỹ, vào lúc sắp hết nhiệm kỳ tổng thống, liệu ông Biden có quyết định sẵn sàng leo thang quá mức với Putin hay không ? Điều này đòi hỏi vị tổng thống sắp mãn nhiệm phải mở rộng một cách ồ ạt, quy mô và phạm vi của các hệ thống vũ khí của Hoa Kỳ có thể được sử dụng ở Ukraina. Tuy nhiên, Ian Proud nhắc nhở, quân đội Mỹ vẫn chưa có một hệ thống tương đương đang hoạt động như Orechnik. Sắp đến ngày chính thức bước vào Nhà Trắng, liệu rằng Donald Trump có sẽ quyết định mở kho vũ khí hay không, đây vẫn còn là một điều đáng ngờ !
51 ตอน
ทุกตอน
×ขอต้อนรับสู่ Player FM!
Player FM กำลังหาเว็บ