ออฟไลน์ด้วยแอป Player FM !
Nhìn từ Tokyo, trục Nga - Trung đe dọa an ninh quốc gia Nhật Bản
Manage episode 435496779 series 130288
Nếu có một nước nào phải theo dõi sát sao và với đầy nỗi lo lắng một trục Nga – Trung ngày càng được củng cố, thì đó chính là Nhật Bản. Bị giới hạn về địa lý và chịu sức ép từ gánh nặng lịch sử, Nhật Bản có nguy cơ đối mặt cùng lúc với hai đối thủ cường quốc hạt nhân, thậm chí có thể là ba, nếu bao gồm cả mối đe dọa Bắc Triều Tiên trong vùng Đông Á.
Nỗi lo này đã được thể hiện rõ trong Sách Trắng quốc phòng thường niên « Quốc phòng Nhật Bản 2024 », được công bố ngày 12/07/2024, cho rằng Nhật Bản « đang phải đối mặt với một môi trường an ninh nghiêm trọng và phức tạp nhất kể từ khi kết thúc Đệ Nhị Thế Chiến ».
Lần đầu tiên Tokyo cảnh báo trực tiếp về « khả năng một tình huống nghiêm trọng tương tự như cuộc xâm lược Ukraina của Nga xảy ra ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương trong tương lai, đặc biệt là ở vùng Đông Á », ám chỉ đến những hoạt động quân sự của Trung Quốc xung quanh đảo Đài Loan.
Đài Loan và mối lo an ninh cho Nhật Bản
Theo nhận định của Yoshinaga Kenji, cựu sĩ quan tình báo của Cơ quan Điều tra An ninh và Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản, với trang The Diplomat, « phần đầu của Sách Trắng quốc phòng năm nay, mô tả tình hình an ninh xung quanh Nhật Bản, là phần căng thẳng nhất trong lịch sử Sách Trắng, khi xét đến cuộc chiến xâm lược kéo dài của Nga tại Ukraina, áp lực quân sự ngày càng lớn của Trung Quốc đối với Đài Loan và việc Bắc Triều Tiên triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật ».
Lập trường đối ngoại cứng rắn cùng với đà trỗi dậy mạnh mẽ năng lực quân sự của Bắc Kinh đặt Tokyo trước một thách thức chiến lược lớn chưa từng có. Bộ trưởng Quốc Phòng Nhật Bản Kihara Minoru mở đầu Sách Trắng với đánh giá « không quốc gia nào có thể tự bảo vệ an ninh của mình ». Ông nhấn mạnh đến sự cần thiết tăng cường hợp tác với các quốc gia có cùng chí hướng mà Tokyo chia sẻ các giá trị phổ quát và lợi ích chiến lược.
Nhật Bản bày tỏ « quan ngại nghiêm trọng » về các hoạt động quân sự của Trung Quốc trên toàn khu vực xung quanh Nhật Bản, từ biển Hoa Đông – đặc biệt xung quanh quần đảo Senkaku đang tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc – cho đến biển Nhật Bản, Tây Thái Bình Dương, nhất là xung quanh Đài Loan, trước nguy cơ « xảy ra căng thẳng quân sự giữa Trung Quốc và Đài Loan, do những hoạt động quân sự ngày càng tăng từ phía Bắc Kinh ».
Về điểm này, nhà nghiên cứu địa chính trị Valérie Niquet, chuyên gia về Trung Quốc thuộc Quỹ Nghiên cứu Chiến lược FRS, trong một chương trình tranh luận trên đài phát thanh France Culture (18/05/2024), đưa ra một số phân tích :
« Đài Loan có một vị thế quan trọng cả về mặt ý thức hệ, cho thấy một mô hình dân chủ vẫn có thể tồn tại trong thế giới Trung Hoa, điều mà Tập Cận Bình hoàn toàn phủ nhận, và cả về mặt chiến lược, vì Đài Loan là chốt chặn lối ra Thái Bình Dương và do vậy không thể để cho Đài Loan rơi vào tay Bắc Kinh. Đó là chưa nói đến người dân.
Câu hỏi lớn được đặt ra ở đây là mối quan hệ chiến lược quốc phòng giữa Nhật Bản với Hoa Kỳ. Các căn cứ chính của Mỹ ở châu Á đều nằm ở Nhật Bản và chủ yếu ở quần đảo Okinawa, nằm ở tuyến đầu đối diện với Đài Loan, (với 53.000 lính Mỹ).
Hòn đảo cuối cùng, Yonaguni, nằm gần nhất với đảo cực tây của Nhật Bản, chỉ cách bờ biển Đài Loan khoảng 100 km, nên thực sự Nhật Bản ở trên tuyến đầu. Hơn nữa, khi Trung Quốc tập trận để gây áp lực với Đài Loan, vào lúc bà Nancy Pelosi thăm Đài Loan cách đây không lâu, 5 hay 6 quả tên lửa, tôi quên mất con số chính xác, đã rơi vào vùng đặc quyền kinh tế ở Biển Nhật Bản. Đây rõ ràng còn là lời cảnh báo đối với Nhật Bản, gây áp lực buộc nước này không được đi quá xa. »
Nga - Trung hợp tác quân sự : « Cơn ác mộng » cho Nhật Bản
Nhưng điều làm Tokyo đặc biệt lo lắng là khả năng Bắc Kinh và Matxcơva siết chặt hơn nữa quan hệ hợp tác quân sự. Tokyo xem những cuộc tập ném bom chung và tuần tra hải quân chung thường xuyên giữa hai cường quốc này là « nhằm mục đích phô trương sức mạnh chống Nhật Bản ».
Đây không phải là lần đầu tiên Nhật Bản cho thấy nỗi bất an về quan hệ hợp tác Nga - Trung. Trang South China Morning Post ngày 27/11/2023 trích dẫn một báo cáo an ninh của Viện Nghiên cứu Quốc Phòng (NIDS), một tổ chức tư vấn trực thuộc bộ Quốc Phòng Nhật Bản, cho thấy một trong những nỗi lo sợ lớn nhất của Tokyo là hai cường quốc này thực sự trở thành đồng minh quân sự.
Dưới thời thủ tướng Shinzo Abe (2012-2020), Nhật Bản đã nỗ lực thiết lập một chính sách đối ngoại hòa dịu với Nga. Cố thủ tướng Abe đã có gần 30 cuộc gặp với tổng thống Vladimir Putin nhằm gầy dựng một mối quan hệ tin cậy, một mặt là để giải quyết các tranh chấp chủ quyền trên quần đảo Kuril, dưới sự kiểm soát của Nga từ năm 1945.
Vùng « Lãnh thổ phương bắc » này, theo cách gọi của Nhật Bản, có một vị trí chiến lược, nằm ở phía bắc đảo Hokkaido và là chốt chặn cửa biển Okhotsk. Nhưng nỗ lực này của ông Abe chẳng mang lại kết quả : Nga không những không nhượng một tấc đất lãnh thổ nào mà còn tăng cường sự hiện diện quân sự trên quần đảo, bố trí 3500 binh lính và nhất là lắp đặt các hệ thống tên lửa địa đối không S-300 vào cuối năm 2020.
Mặt khác, theo phân tích của nhà địa chính trị học Céline Pajon, Viện Quan hệ Quốc tế Pháp (IFRI) trên báo Libération ngày 25/03/2022, ông Abe còn nhắm đến mục tiêu chiến lược xa hơn. Khi tìm cách xích lại gần Putin, thủ tướng Nhật Bản hy vọng tránh để Nga rơi vào quỹ đạo Trung Quốc, hay chí ít là ngăn chặn việc hình thành một mặt trận Nga - Trung chống Nhật Bản trong các vấn đề lãnh thổ và lịch sử.
Một lần nữa ông Abe lại gặp thất bại. Matxcơva lệ thuộc ngày càng nhiều vào Bắc Kinh về kinh tế và hai bên có những cam kết hợp tác quân sự chưa từng có. Quân đội Nga và Trung Quốc tiến hành nhiều cuộc tập trận quy mô lớn tại vùng Viễn Đông, tổ chức các cuộc tuần tra chung xung quanh Nhật Bản, khiến Tokyo phải lo lắng.
Trước nguy cơ phải đối mặt với cùng lúc hai cường quốc hạt nhân Nga – Trung trong các vấn đề tranh chấp lãnh thổ, và thậm chí có thể có bên thứ ba là Bắc Triều Tiên, tháng 12/2022, chính phủ của thủ tướng Fumio Kishida công bố ba tài liệu chiến lược quan trọng : Chiến lược An ninh Quốc gia (NSS), Chiến lược Phòng thủ Quốc gia (NDS) và Chương trình Tăng cường Phòng thủ (DBP).
Theo nhiều nhà quan sát tại Pháp, cuộc chiến xâm lược Ukraina do Nga phát động đã có những tác động đáng kể đến việc vạch ra chiến lược an ninh cho Nhật Bản. Tài liệu NSS đánh giá Trung Quốc như là một « thách thức chiến lược chưa từng có » và xem Bắc Triều Tiên là một « mối đe dọa nghiêm trọng hơn và sắp xảy ra ». Nhưng, nước Nga, không giống như trong phiên bản NSS năm 2013, cùng sự phối hợp chiến lược của Matxcơva với Bắc Kinh, giờ được xác định là « mối quan tâm sâu sắc về an ninh ».
AUKUS: Giải pháp để thoát gọng kềm Nga – Trung ?
Nhật Bản còn thông báo tăng đáng kể ngân sách quốc phòng với mục tiêu từ đây đến năm 2027 đạt mức chi tiêu quân sự 2% GDP như các nước thành viên Liên minh Quân sự Bắc Đại Tây Dương NATO. Đáng chú ý là lần đầu tiên Nhật Bản cho biết tham vọng sở hữu năng lực phản công, để nước này thực hiện các cuộc tấn công trả đũa nhằm vào lãnh thổ đối thủ.
Giáo sư Tsuyoshi Goroku, ngành Quan hệ Quốc tế và Kinh tế, trường đại học Nishogakusha, trong cuộc trả lời phỏng vấn dành riêng cho Quỹ Nghiên cứu Chiến lược (FRS) của Pháp hồi tháng 3/2024, lưu ý bước tiến lịch sử này, « không phải là một sự đảo ngược đột ngột các nguyên tắc chính sách quốc phòng truyền thống của đất nước. Đúng hơn đó là một sự thừa nhận của Tokyo về môi trường an ninh ngày càng xấu đi của Nhật Bản. Điều này là kết quả của một loạt những thay đổi tăng dần trong suốt hai thập niên qua. Tuy nhiên, việc Nga vô cớ xâm lược Ukraina là một lời cảnh báo cho Nhật Bản, củng cố những đánh giá ảm đạm và thúc đẩy hơn nữa những thay đổi này ».
Vị giáo sư Nhật Bản thừa nhận đất nước ông đã hưởng được một nền an ninh và sự thịnh vượng trong khuôn khổ trật tự quốc tế dựa trên các luật lệ. Nhưng việc Nga và Trung Quốc có tham vọng thay đổi trật tự đó khiến Nhật Bản cảm thấy bất an. Trong suốt hai năm qua, thủ tướng Fumio Kishida nhiều lần cảnh báo « Ukraina hôm nay rất có thể sẽ là Đông Á ngày mai » và « an ninh của châu Âu và vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương là không thể tách rời ».
Và cảm giác bất an này dường như được đông đảo công luận Nhật Bản chia sẻ. Giáo sư Tsuyoshi Goroku giải thích :
« Sau cuộc xâm lược của Nga, một số cuộc thăm dò dư luận cho thấy công chúng Nhật Bản ngày càng lo sợ an ninh của Nhật Bản đang bị đe dọa. Ngoài ra, một cuộc khảo sát do tờ Nikkei thực hiện vào tháng 3 năm 2022 cho thấy 77% số người được hỏi "lo ngại" nếu cộng đồng quốc tế không ngăn chặn được cuộc xâm lược của Nga và việc thay đổi biên giới, điều này sẽ dẫn đến việc Trung Quốc sử dụng vũ lực chống Đài Loan. Liệu cuộc xâm lược của Nga và thành công có thể của cuộc chiến này có khuyến khích Trung Quốc sử dụng vũ lực hay không, đó vẫn còn là vấn đề tranh luận, nhưng công chúng Nhật Bản đã thể hiện rõ những lo ngại này. »
Trong hai ngày 16 - 17/05/2024, tổng thống Nga Vladimir Putin đã đến thăm Bắc Kinh gặp chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, cuộc gặp lần thứ 43 kể từ khi ông Tập Cận Bình lên cầm quyền năm 2012. Trong chuyến thăm này, tổng thống Nga đã đến thăm Harbin, nơi có Viện Công nghệ Quân sự Trung Quốc. Một chuyến thăm mang tính biểu tượng cao, một tín hiệu mạnh mẽ gởi đến Nhật Bản và các nước phương Tây : Nga và Trung Quốc đang thắt chặt quan hệ hợp tác, kể cả về công nghiệp vũ khí.
Trong bối cảnh này, Nhật Bản quan ngại về các hoạt động quân sự của Nga và sự phối hợp chiến lược của Nga với Trung Quốc trong vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương. Chiến tranh Ukraina kéo dài, Bắc Triều Tiên có thể sẽ can dự với việc cung cấp tên lửa và đạn dược cho Nga. Mối quan hệ hợp tác quân sự Matxcơva – Bình Nhưỡng càng làm cho môi trường an ninh Nhật Bản thêm phần u ám.
Đối diện với những mối đe dọa an ninh chưa từng có này, thủ tướng Fumio Kishida đã gia tăng các hoạt động ngoại giao, thiết lập các mối quan hệ chiến lược với nhiều nước từ châu Á đến châu Âu, từ việc mở rộng quan hệ đối tác với NATO, cho đến việc để ngỏ khả năng tham gia liên minh quân sự AUKUS, hiện quy tụ ba nước Anh, Mỹ và Úc. Về điểm này, nhà địa chính trị học Valerie Niquet nhận định :
« Ưu điểm lớn của AUKUS so với các đối tác khác: đây là một liên minh Anglo-Saxon và do vậy sẽ không làm Washington tức giận, vì Úc và Anh là những đồng minh rất thân thiết của Mỹ và Nhật Bản đã ký kết những thỏa thuận hợp tác trao đổi, chẳng hạn như tạo điều kiện thuận lợi cho các cuộc tập trận chung với cả Úc và Anh.
Hơn nữa, chúng ta không thể quên một thực tế là việc tham gia một phần vào liên minh AUKUS, không liên quan đến khía cạnh hạt nhân, mà có lẽ là trụ cột đầu tiên như người ta nói về hợp tác công nghệ đối với Nhật Bản, cũng có yếu tố uy tín theo nghĩa Nhật Bản trở lại với trường quốc tế với tư cách là một tác nhân chính, cả trong lĩnh vực công nghiệp quân sự, điều vẫn chưa có trên phương diện xuất khẩu vũ khí ».
69 ตอน
Manage episode 435496779 series 130288
Nếu có một nước nào phải theo dõi sát sao và với đầy nỗi lo lắng một trục Nga – Trung ngày càng được củng cố, thì đó chính là Nhật Bản. Bị giới hạn về địa lý và chịu sức ép từ gánh nặng lịch sử, Nhật Bản có nguy cơ đối mặt cùng lúc với hai đối thủ cường quốc hạt nhân, thậm chí có thể là ba, nếu bao gồm cả mối đe dọa Bắc Triều Tiên trong vùng Đông Á.
Nỗi lo này đã được thể hiện rõ trong Sách Trắng quốc phòng thường niên « Quốc phòng Nhật Bản 2024 », được công bố ngày 12/07/2024, cho rằng Nhật Bản « đang phải đối mặt với một môi trường an ninh nghiêm trọng và phức tạp nhất kể từ khi kết thúc Đệ Nhị Thế Chiến ».
Lần đầu tiên Tokyo cảnh báo trực tiếp về « khả năng một tình huống nghiêm trọng tương tự như cuộc xâm lược Ukraina của Nga xảy ra ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương trong tương lai, đặc biệt là ở vùng Đông Á », ám chỉ đến những hoạt động quân sự của Trung Quốc xung quanh đảo Đài Loan.
Đài Loan và mối lo an ninh cho Nhật Bản
Theo nhận định của Yoshinaga Kenji, cựu sĩ quan tình báo của Cơ quan Điều tra An ninh và Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản, với trang The Diplomat, « phần đầu của Sách Trắng quốc phòng năm nay, mô tả tình hình an ninh xung quanh Nhật Bản, là phần căng thẳng nhất trong lịch sử Sách Trắng, khi xét đến cuộc chiến xâm lược kéo dài của Nga tại Ukraina, áp lực quân sự ngày càng lớn của Trung Quốc đối với Đài Loan và việc Bắc Triều Tiên triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật ».
Lập trường đối ngoại cứng rắn cùng với đà trỗi dậy mạnh mẽ năng lực quân sự của Bắc Kinh đặt Tokyo trước một thách thức chiến lược lớn chưa từng có. Bộ trưởng Quốc Phòng Nhật Bản Kihara Minoru mở đầu Sách Trắng với đánh giá « không quốc gia nào có thể tự bảo vệ an ninh của mình ». Ông nhấn mạnh đến sự cần thiết tăng cường hợp tác với các quốc gia có cùng chí hướng mà Tokyo chia sẻ các giá trị phổ quát và lợi ích chiến lược.
Nhật Bản bày tỏ « quan ngại nghiêm trọng » về các hoạt động quân sự của Trung Quốc trên toàn khu vực xung quanh Nhật Bản, từ biển Hoa Đông – đặc biệt xung quanh quần đảo Senkaku đang tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc – cho đến biển Nhật Bản, Tây Thái Bình Dương, nhất là xung quanh Đài Loan, trước nguy cơ « xảy ra căng thẳng quân sự giữa Trung Quốc và Đài Loan, do những hoạt động quân sự ngày càng tăng từ phía Bắc Kinh ».
Về điểm này, nhà nghiên cứu địa chính trị Valérie Niquet, chuyên gia về Trung Quốc thuộc Quỹ Nghiên cứu Chiến lược FRS, trong một chương trình tranh luận trên đài phát thanh France Culture (18/05/2024), đưa ra một số phân tích :
« Đài Loan có một vị thế quan trọng cả về mặt ý thức hệ, cho thấy một mô hình dân chủ vẫn có thể tồn tại trong thế giới Trung Hoa, điều mà Tập Cận Bình hoàn toàn phủ nhận, và cả về mặt chiến lược, vì Đài Loan là chốt chặn lối ra Thái Bình Dương và do vậy không thể để cho Đài Loan rơi vào tay Bắc Kinh. Đó là chưa nói đến người dân.
Câu hỏi lớn được đặt ra ở đây là mối quan hệ chiến lược quốc phòng giữa Nhật Bản với Hoa Kỳ. Các căn cứ chính của Mỹ ở châu Á đều nằm ở Nhật Bản và chủ yếu ở quần đảo Okinawa, nằm ở tuyến đầu đối diện với Đài Loan, (với 53.000 lính Mỹ).
Hòn đảo cuối cùng, Yonaguni, nằm gần nhất với đảo cực tây của Nhật Bản, chỉ cách bờ biển Đài Loan khoảng 100 km, nên thực sự Nhật Bản ở trên tuyến đầu. Hơn nữa, khi Trung Quốc tập trận để gây áp lực với Đài Loan, vào lúc bà Nancy Pelosi thăm Đài Loan cách đây không lâu, 5 hay 6 quả tên lửa, tôi quên mất con số chính xác, đã rơi vào vùng đặc quyền kinh tế ở Biển Nhật Bản. Đây rõ ràng còn là lời cảnh báo đối với Nhật Bản, gây áp lực buộc nước này không được đi quá xa. »
Nga - Trung hợp tác quân sự : « Cơn ác mộng » cho Nhật Bản
Nhưng điều làm Tokyo đặc biệt lo lắng là khả năng Bắc Kinh và Matxcơva siết chặt hơn nữa quan hệ hợp tác quân sự. Tokyo xem những cuộc tập ném bom chung và tuần tra hải quân chung thường xuyên giữa hai cường quốc này là « nhằm mục đích phô trương sức mạnh chống Nhật Bản ».
Đây không phải là lần đầu tiên Nhật Bản cho thấy nỗi bất an về quan hệ hợp tác Nga - Trung. Trang South China Morning Post ngày 27/11/2023 trích dẫn một báo cáo an ninh của Viện Nghiên cứu Quốc Phòng (NIDS), một tổ chức tư vấn trực thuộc bộ Quốc Phòng Nhật Bản, cho thấy một trong những nỗi lo sợ lớn nhất của Tokyo là hai cường quốc này thực sự trở thành đồng minh quân sự.
Dưới thời thủ tướng Shinzo Abe (2012-2020), Nhật Bản đã nỗ lực thiết lập một chính sách đối ngoại hòa dịu với Nga. Cố thủ tướng Abe đã có gần 30 cuộc gặp với tổng thống Vladimir Putin nhằm gầy dựng một mối quan hệ tin cậy, một mặt là để giải quyết các tranh chấp chủ quyền trên quần đảo Kuril, dưới sự kiểm soát của Nga từ năm 1945.
Vùng « Lãnh thổ phương bắc » này, theo cách gọi của Nhật Bản, có một vị trí chiến lược, nằm ở phía bắc đảo Hokkaido và là chốt chặn cửa biển Okhotsk. Nhưng nỗ lực này của ông Abe chẳng mang lại kết quả : Nga không những không nhượng một tấc đất lãnh thổ nào mà còn tăng cường sự hiện diện quân sự trên quần đảo, bố trí 3500 binh lính và nhất là lắp đặt các hệ thống tên lửa địa đối không S-300 vào cuối năm 2020.
Mặt khác, theo phân tích của nhà địa chính trị học Céline Pajon, Viện Quan hệ Quốc tế Pháp (IFRI) trên báo Libération ngày 25/03/2022, ông Abe còn nhắm đến mục tiêu chiến lược xa hơn. Khi tìm cách xích lại gần Putin, thủ tướng Nhật Bản hy vọng tránh để Nga rơi vào quỹ đạo Trung Quốc, hay chí ít là ngăn chặn việc hình thành một mặt trận Nga - Trung chống Nhật Bản trong các vấn đề lãnh thổ và lịch sử.
Một lần nữa ông Abe lại gặp thất bại. Matxcơva lệ thuộc ngày càng nhiều vào Bắc Kinh về kinh tế và hai bên có những cam kết hợp tác quân sự chưa từng có. Quân đội Nga và Trung Quốc tiến hành nhiều cuộc tập trận quy mô lớn tại vùng Viễn Đông, tổ chức các cuộc tuần tra chung xung quanh Nhật Bản, khiến Tokyo phải lo lắng.
Trước nguy cơ phải đối mặt với cùng lúc hai cường quốc hạt nhân Nga – Trung trong các vấn đề tranh chấp lãnh thổ, và thậm chí có thể có bên thứ ba là Bắc Triều Tiên, tháng 12/2022, chính phủ của thủ tướng Fumio Kishida công bố ba tài liệu chiến lược quan trọng : Chiến lược An ninh Quốc gia (NSS), Chiến lược Phòng thủ Quốc gia (NDS) và Chương trình Tăng cường Phòng thủ (DBP).
Theo nhiều nhà quan sát tại Pháp, cuộc chiến xâm lược Ukraina do Nga phát động đã có những tác động đáng kể đến việc vạch ra chiến lược an ninh cho Nhật Bản. Tài liệu NSS đánh giá Trung Quốc như là một « thách thức chiến lược chưa từng có » và xem Bắc Triều Tiên là một « mối đe dọa nghiêm trọng hơn và sắp xảy ra ». Nhưng, nước Nga, không giống như trong phiên bản NSS năm 2013, cùng sự phối hợp chiến lược của Matxcơva với Bắc Kinh, giờ được xác định là « mối quan tâm sâu sắc về an ninh ».
AUKUS: Giải pháp để thoát gọng kềm Nga – Trung ?
Nhật Bản còn thông báo tăng đáng kể ngân sách quốc phòng với mục tiêu từ đây đến năm 2027 đạt mức chi tiêu quân sự 2% GDP như các nước thành viên Liên minh Quân sự Bắc Đại Tây Dương NATO. Đáng chú ý là lần đầu tiên Nhật Bản cho biết tham vọng sở hữu năng lực phản công, để nước này thực hiện các cuộc tấn công trả đũa nhằm vào lãnh thổ đối thủ.
Giáo sư Tsuyoshi Goroku, ngành Quan hệ Quốc tế và Kinh tế, trường đại học Nishogakusha, trong cuộc trả lời phỏng vấn dành riêng cho Quỹ Nghiên cứu Chiến lược (FRS) của Pháp hồi tháng 3/2024, lưu ý bước tiến lịch sử này, « không phải là một sự đảo ngược đột ngột các nguyên tắc chính sách quốc phòng truyền thống của đất nước. Đúng hơn đó là một sự thừa nhận của Tokyo về môi trường an ninh ngày càng xấu đi của Nhật Bản. Điều này là kết quả của một loạt những thay đổi tăng dần trong suốt hai thập niên qua. Tuy nhiên, việc Nga vô cớ xâm lược Ukraina là một lời cảnh báo cho Nhật Bản, củng cố những đánh giá ảm đạm và thúc đẩy hơn nữa những thay đổi này ».
Vị giáo sư Nhật Bản thừa nhận đất nước ông đã hưởng được một nền an ninh và sự thịnh vượng trong khuôn khổ trật tự quốc tế dựa trên các luật lệ. Nhưng việc Nga và Trung Quốc có tham vọng thay đổi trật tự đó khiến Nhật Bản cảm thấy bất an. Trong suốt hai năm qua, thủ tướng Fumio Kishida nhiều lần cảnh báo « Ukraina hôm nay rất có thể sẽ là Đông Á ngày mai » và « an ninh của châu Âu và vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương là không thể tách rời ».
Và cảm giác bất an này dường như được đông đảo công luận Nhật Bản chia sẻ. Giáo sư Tsuyoshi Goroku giải thích :
« Sau cuộc xâm lược của Nga, một số cuộc thăm dò dư luận cho thấy công chúng Nhật Bản ngày càng lo sợ an ninh của Nhật Bản đang bị đe dọa. Ngoài ra, một cuộc khảo sát do tờ Nikkei thực hiện vào tháng 3 năm 2022 cho thấy 77% số người được hỏi "lo ngại" nếu cộng đồng quốc tế không ngăn chặn được cuộc xâm lược của Nga và việc thay đổi biên giới, điều này sẽ dẫn đến việc Trung Quốc sử dụng vũ lực chống Đài Loan. Liệu cuộc xâm lược của Nga và thành công có thể của cuộc chiến này có khuyến khích Trung Quốc sử dụng vũ lực hay không, đó vẫn còn là vấn đề tranh luận, nhưng công chúng Nhật Bản đã thể hiện rõ những lo ngại này. »
Trong hai ngày 16 - 17/05/2024, tổng thống Nga Vladimir Putin đã đến thăm Bắc Kinh gặp chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, cuộc gặp lần thứ 43 kể từ khi ông Tập Cận Bình lên cầm quyền năm 2012. Trong chuyến thăm này, tổng thống Nga đã đến thăm Harbin, nơi có Viện Công nghệ Quân sự Trung Quốc. Một chuyến thăm mang tính biểu tượng cao, một tín hiệu mạnh mẽ gởi đến Nhật Bản và các nước phương Tây : Nga và Trung Quốc đang thắt chặt quan hệ hợp tác, kể cả về công nghiệp vũ khí.
Trong bối cảnh này, Nhật Bản quan ngại về các hoạt động quân sự của Nga và sự phối hợp chiến lược của Nga với Trung Quốc trong vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương. Chiến tranh Ukraina kéo dài, Bắc Triều Tiên có thể sẽ can dự với việc cung cấp tên lửa và đạn dược cho Nga. Mối quan hệ hợp tác quân sự Matxcơva – Bình Nhưỡng càng làm cho môi trường an ninh Nhật Bản thêm phần u ám.
Đối diện với những mối đe dọa an ninh chưa từng có này, thủ tướng Fumio Kishida đã gia tăng các hoạt động ngoại giao, thiết lập các mối quan hệ chiến lược với nhiều nước từ châu Á đến châu Âu, từ việc mở rộng quan hệ đối tác với NATO, cho đến việc để ngỏ khả năng tham gia liên minh quân sự AUKUS, hiện quy tụ ba nước Anh, Mỹ và Úc. Về điểm này, nhà địa chính trị học Valerie Niquet nhận định :
« Ưu điểm lớn của AUKUS so với các đối tác khác: đây là một liên minh Anglo-Saxon và do vậy sẽ không làm Washington tức giận, vì Úc và Anh là những đồng minh rất thân thiết của Mỹ và Nhật Bản đã ký kết những thỏa thuận hợp tác trao đổi, chẳng hạn như tạo điều kiện thuận lợi cho các cuộc tập trận chung với cả Úc và Anh.
Hơn nữa, chúng ta không thể quên một thực tế là việc tham gia một phần vào liên minh AUKUS, không liên quan đến khía cạnh hạt nhân, mà có lẽ là trụ cột đầu tiên như người ta nói về hợp tác công nghệ đối với Nhật Bản, cũng có yếu tố uy tín theo nghĩa Nhật Bản trở lại với trường quốc tế với tư cách là một tác nhân chính, cả trong lĩnh vực công nghiệp quân sự, điều vẫn chưa có trên phương diện xuất khẩu vũ khí ».
69 ตอน
All episodes
×ขอต้อนรับสู่ Player FM!
Player FM กำลังหาเว็บ